Cách 1: Súc miệng bằng nước muối ấm
Muối là một bài thuốc dân gian được lưu truyền từ lâu đời để diệt khuẩn. Một số nghiên cứu cho thấy súc miệng vài lần trong ngày bằng nước muối ấm có tác dụng làm giảm sưng cổ họng và kích thích tiết thêm chất nhầy, giúp loại thải chất gây kích ứng hay vi khuẩn.
Khi bị viêm họng hoặc đau họng, bạn nên pha một cốc nước muối ấm nhạt để súc miệng. Muối có tác dụng hút nước ra từ màng tế bào, có hiệu quả giảm sưng và viêm, đau họng tạm thời. Vì vậy, súc miệng nước muối vào buổi sáng, tối và sau khi ăn thức ăn sẽ giúp bạn giảm cơn đau họng rất nhanh.
Cách 2: Rắc muối trực tiếp vào cuống họng
Bạn hãy ngửa đầu, há miệng và rắc một chút muối hạt trực tiếp lên phía sau cuống họng (cuống lưỡi) chứ đừng rắc lên phần giữa hay đầu lưỡi (làm như vậy mới không phải chịu đựng vị mặn tới mức khó chịu). Sau đó cứ để cho muối hòa tan tự nhiên vào nước miếng ở đó, càng lâu càng tốt - cố gắng đừng nuốt vội. Cảm giác đau sẽ dịu đi.
Nếu bạn sử dụng lọ muối để rắc, thì có thể rắc từ 2 đến 6 lần/ ngày tùy theo mức độ đau họng, đau ít rắc 2 lần, nhiều hơn thì rắc thêm vài lần.
2. Chữa đau họng bằng mật ong
Mật ong không chỉ chứa nhiều vitamin có lợi mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Theo các nhà nghiên cứu, mật ong tự nhiên thật sự hiệu quả hơn xirô ho vì mật ong bảo vệ cổ họng tốt hơn.
Ngoài ra, mật ong có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh. Để làm dịu cổ họng bị đau, chỉ cần trộn 1-2 muỗng mật ong vào một cốc nước nóng và uống.
3. Chữa đau họng bằng chanh đào
Trong vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu, nên có tác dụng trị ho, viêm họng, cảm cúm, hạ sốt… còn ruột chanh chứa hàm lượng đáng kể axít citric nên rất có tác dụng phòng trị ho, khàn tiếng. Khi ngâm với mật ong thì công dụng trị viêm họng tăng lên rất nhiều.
Bạn có thể tự ngâm với tỉ lệ: 1kg chanh đào cắt lát mỏng + 1 lít mật ong + 0.5kg đường phèn. Rồi đem cho vào bình sạch đợi 3 tháng là có thể dùng.
Sưu tầm