Chỉ với 3 năm, vừa học văn hóa THPT hệ giáo dục thường xuyên và song song đào tạo kỹ năng nghề, học sinh hệ 9+ có thể tốt nghiệp với cả bằng THPT và bằng nghề trong tay. Học sinh học chương trình 9+, tốt nghiệp ra trường, tỷ lệ có việc làm chiếm khoảng 70 - 80%.
Chương trình 9+ đáp ứng một lượng lớn người học có nhu cầu học nghề để tham gia sản xuất, chứ không có nhu cầu theo hướng học hàn lâm (thời gian 3 năm riêng biệt chỉ học văn hóa THPT). Mô hình này mang tính mở cao trong hệ thống giáo dục. Người học có thể học tiếp để lấy bằng cấp cao hơn nếu có nhu cầu.
Một lượng lớn lao động được tiếp cận thị trường lao động sớm (19 - 20 tuổi). Điều đó đồng nghĩa các em sớm có thu nhập và ổn định cuộc sống so với tốt nghiệp THPT rồi mới đi học cao đẳng, đại học ( 22 - 23 tuổi) mới tiếp cận thị trường lao động, tăng nguồn nhân lực được đào tạo sớm cho thị trường lao động, giảm bớt lao động phổ thông (không được đào tạo), tăng cơ hội phát triển của NLĐ. Giảm chi phí đào tạo so với kết quả đầu ra của người học không theo mô hình 9+ vì giảm được thời gian đào tạo.
Kết thúc khóa học, học sinh tham gia các kỳ thi tốt nghiệp và đạt kết quả sẽ được cấp bằng nghề và bằng văn hóa THPT theo quy định của hệ thống GDNN và Bộ GD&ĐT. Phương thức đào tạo này như cách gọi hiện nay là "Chương trình 9+".
"Học sinh Chương trình 9+, tốt nghiệp ra trường, tỷ lệ học sinh đi làm chiếm khoảng 70 - 80%, còn lại 20 - 30% các em có nguyện vọng học liên thông lên cao đẳng với thời gian học khoảng 15 tháng là có bằng cao đẳng. Chương trình đào tạo 9+ mang lại nhiều lợi ích cho người học, bởi tính ưu việt của chương trình là học phí thấp cùng với nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước, nên vấn đề học phí không còn là gánh nặng với gia đình học sinh. 18 tuổi tốt nghiệp ra trường các em có thể tham gia ngay vào thị trường lao động, ưu việt hơn so với lựa chọn tham gia học xong THPT rồi mới học nghề"
Học sinh Nguyễn Thị Thanh Trúc đang là học sinh lớp song bằng 10E2 - NA2K14 lớp kỹ thuật chế biến món ăn chia sẻ: "Sau khi học hết lớp 9, em quyết định đi học nghề kỹ thuật chế biến món ăn, lựa chọn nghề này em thấy phù hợp với khả năng bản thân, và em thấy thị trường lao động đang rất cần nghề này. Qua thời gian học tập, em nhận thấy chương trình học văn hóa không khác gì so với chương trình học phổ thông, thậm chí còn thấy thoải mái hơn rất nhiều, vì không bị áp lực nhiều bài vở như các bạn cùng trang lứa theo học THPT. Về học nghề, các thầy cô dạy rất dễ hiểu, kiến thức và kỹ thuật không quá khó, chương trình học cũng vừa sức".
Với mong muốn được đem đến cho các em thêm cơ hội học tập, định hướng nghề nghiệp cho các em, vừa học văn hóa – vừa học nghề con đường thuận lợi để các em sớm lập thân- lập nghiệp. Đây thực sự là cơ hội mở ra cho các em trong tương lai.