Khóa học:

Ngành nghề đào tạo

Thông tin tuyển sinh Xem thêm

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LIÊN THÔNG CAO ĐẲNG NĂM HỌC 2024-2025

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LIÊN THÔNG CAO ĐẲNG NĂM HỌC 2024-2025

THÔNG BÁO  TUYỂN SINH LIÊN THÔNG TỪ TRUNG CẤP LÊN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY NĂM HỌC 2024 - 202 5 Thong-bao-tuyen-sinh-lien-thong-Cao-dang Thong-bao-tuyen-sinh-he-chuyen-doi
Xem thêm
THÔNG BÁO HỌC PHÍ NGHỀ KHÓA 18

THÔNG BÁO HỌC PHÍ NGHỀ KHÓA 18

Thông-báo-học-phí-nghề-khóa-18
Xem thêm
Giới thiệu về nhà trường - Các chuyên ngành đào tạo

Giới thiệu về nhà trường - Các chuyên ngành đào tạo

1.Giới thiệu Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn 2.Giới thiệu nghề Kỹ thuật pha chế đồ uống 3.Giới thiệu Nghề May thời trang 4.Giới thiệu Nghề Kỹ thuật làm bánh
Xem thêm

Học sinh - Sinh viên Xem thêm

Tháng

10/2023

CHUYÊN ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THÁNG 10

👉Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động rất quan trọng, nhằm hướng đến mục tiêu giáo dục “phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh”. 🪴Và sau đây là một hoạt động nhỏ trong lớp giờ học hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 💐𝐂𝐇𝐔́𝐂 𝐌Ừ𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐀̀𝐘 𝐏𝐇Ụ 𝐍Ữ 𝐕𝐈Ệ𝐓 𝐍𝐀𝐌 𝟐𝟎/𝟏𝟎 💐 🌹 🌹Tháng 10 - Tháng tôn vinh một nửa của thế giới, những người phụ nữ yêu thương ❤️❤️ 🌹 🌹Hôm nay trong bầu không khí chào đón ngày quốc tế phụ nữ Việt Nam. 🌹 🌹Lớp 11E3 tổ chức chuyên đề hoạt động trải nghiệm chủ đề tháng 10 " Mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10" Mẹ tuyệt vời nhất!. Mẹ... “Dầm sương giải nắng mẹ chẳng than Cơ hàn cực khổ mẹ không màn Mong sao con được điều êm ấm Gánh nặng cuộc đời mẹ vẫn mang Đôi vai che chở đời gian nan Mong con tìm được bến bờ vàng Dù mẹ có khổ vẫn mong ước Con trẻ được sống với đời sang..” Qua hoạt động này mong rằng các em sẽ yêu thương và trân trọng mẹ hơn.

Tháng

9/2023

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG TÌNH BẠN ĐẸP – NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG TÌNH BẠN ĐẸP – NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG” Trường học là nơi học sinh được học tập và vui chơi, ở đó chúng ta được học hỏi và tiếp xúc với bạn bè, thầy cô. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, những vấn đề tiêu cực trong nhà trường không phải là không có, nổi bật đó chính là “Bạo lực học đường” – một vấn nạn đã và đang trở nên đáng lo ngại bởi lẽ nó gây ảnh hưởng xấu và có sự tác động sâu sắc đối với thế hệ trẻ chúng ta. Và trong những năm gần đây, vấn nạn này lại càng trở nên phổ biến hơn, mức độ nghiêm trọng cũng cao hơn. Tại ngôi trường mà chúng ta đang theo học, bạo lực học đường không quá phổ biến nhưng không phải là không tồn tại. Chính vì thế mà Diễn đàn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này. Qua buổi Diễn đàn, các ban học sinh đã nêu ra được những loại bạo lực, nguyên nhân, hệ quả và các giải pháp để giải quyết vấn đề “ Bạo lực học đường”. Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lí, đạo đức, xúc phạm, trấn áp người khác, miệt thị hình thể.… gây nên những tổn thương về mặt tinh thần và cả thể xác, diễn ra trong phạm vi trường học. Mà nguyên nhân chính ở đây thường là những lí do rất đơn giản như nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu.... Hoặc cũng có thể do một số học sinh cá biệt, chưa kiểm soát được hành vi của bản thân, coi việc dùng bạo lực là cách để giải quyết mâu thuẫn… Và một phần cũng là do xã hội còn thờ ơ, dửng dưng, chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có giải pháp thiết thực để ngăn chặn vấn nạn này… Còn rất rất nhiều những nguyên nhân khác nữa dẫn đến bạo lực học đường và điều này đã để lại những hậu quả khôn lường. Đầu tiên là đối với nạn nhân: Bạo lực học đường sẽ gây ra tổn thương về cả thể xác và tinh thần, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Đồng thời, nó cũng sẽ gây nên những bức xúc cho xã hội, dư luận, gây tâm lí hoang mang cho cả phụ huynh, thầy cô và bạn bè. Còn về phía người gây ra bạo lực thì sẽ bị mọi người lên án, xa lánh, ghét bỏ và nghiêm trọng hơn đó còn có thể là mầm mống cho những tội ác sau này, làm hỏng tương lai của chính mình và mất dần cơ hội thành công. Như vậy bạo lực học đường đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng và chúng ta cần phải có những biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ vấn nạn này. Cần có sự quan tâm, giáo dục của gia đình và nhà trường, giúp mỗi học sinh nâng cao ý thức, nhận thức đúng đắn về mối nguy hại của bạo lực học đường; Cần có những biện pháp, nội quy nghiêm ngặt để xử lý việc gây ra bạo lực học đường… Và một trong những biện pháp tốt nhất để ngăn chặn vấn nạn này đó chính là xây dựng tình bạn tốt đẹp. Chỉ có tình bạn đẹp thân thiện thì chúng ta mới nói không với “ Bạo lực học đường” được. Nhà trường kêu gọi mỗi học sinh chúng ta cần phải biết yêu thương, quý trọng, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau cả trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày; Cần phải biết cảm thông, chia sẻ, biết nhường nhịn và thấu hiểu cho nhau, biết quan tâm.

Tháng

11/2021

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VẮC XIN COMIRNATY PFIZER- BIONTECH VÀ NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI TIÊM

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VẮC XIN COMIRNATY PFIZER- BIONTECH VÀ NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI TIÊM VẮC XIN COMIRNATY PFIZER- BIONTECH Vaccine Comirnaty Pfizer-BioNTech tiêm chủng cho trẻ em 12 - 17 tuổi với liều lượng, đường tiêm, khoảng cách tiêm giống như với người từ 18 tuổi trở lên, cụ thể: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi từ 3 đến 4 tuần (21 -28 ngày). Mỗi mũi tiêm 0,3ml, tiêm bắp. NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI TIÊM Trước khi tiêm Giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của tiêm vaccine COVID-19; Cho trẻ ăn đầy đủ, không để trẻ bị đói khi đi tiêm; Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của điểm tiêm. Nếu cha mẹ đồng ý cho trẻ tiêm vaccine COVID-19, hãy ký xác nhận Phiếu đồng ý cho trẻ tiêm chủng. Khai báo y tế trước khi đến điểm tiêm theo quy định. Bố trí đưa trẻ đến điểm tiêm chủng theo đúng lịch đã được đăng ký. Thực hiện nghiêm 5K. TRONG KHI TIÊM Nếu cha mẹ đi cùng trẻ đến điểm tiêm, hãy động viên và cùng với trẻ thực hiện nghiêm Khuyến cáo 5 K, luôn đeo khẩu trang, rửa tay sạch, giữ khoảng cách an toàn và thực hiện đầy đủ các quy định tại điểm tiêm. SAU KHI TIÊM Động viên và cùng với trẻ ở lại điểm tiêm 30 phút sau khi tiêm để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng sau khi tiêm. Sau khi trẻ rời khỏi điểm tiêm, hãy chú trọng theo dõi các dấu hiệu sau đây: TỰ THEO DÕI SỨC KHỎE SAU TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 Thời gian tự theo dõi: 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu KHI THẤY MỘT TRONG CÁC DẤU HIỆU SAU: 1) Ở miệng: thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi; 2) Ở da: thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da; 3) Ở họng: có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó; 4) Về thần kinh: có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật; 5) Về tim mạch: có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất; 6) Đường tiêu hóa: có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy; 7) Đường hô hấp: có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái; Toàn thân: a. Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường b. Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn c. Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt Hãy liên hệ NGAY với Đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện (theo số điện thoại hoặc địa chỉ được điểm tiêm chủng cung cấp) LƯU Ý: 1) Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm vắc xin phòng COVID-19. 2) Không nên uống rượu bia và các chất kích thích, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm vắc xin. 3) Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ. 4) Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay. Không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau. 5) Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có: a. Sốt dưới 38,5 độ C: bởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút. b. Sốt từ 38,5 độ C trở lên: sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất. Nguồn: Trung tâm y tế !